Hà Nội đắt đỏ nhất cả nước

TP HCM đứng thứ hai, với nhóm sản phẩm - dịch vụ giáo dục có giá cao nhất nước.

Tại cuộc họp báo của Tổng cục Thống kê tổ chức chiều nay (26/6), bà Vũ Thị Thu Thủy - Vụ trưởng Vụ Thống kê Giá cho hay Hà Nội là địa phương có mặt bằng giá cả đắt đỏ nhất trong cả nước giai đoạn 2012 - 2014. Theo đó, chỉ số giá sinh hoạt theo không gian (SCOLI) phản ánh mức độ biến động giá sinh hoạt giữa các vùng, địa phương của thành phố này cao hơn các tỉnh, thành phố khác 3-22%.

CPI-1614-1435309642.jpg

Giá sinh hoạt tại Hà Nội đắt đỏ nhất cả nước. Ảnh: Bloomberg

Từ vị trí địa phương đắt đỏ nhất cả nước giai đoạn 2010-2012, TP HCM lui xuống thứ 4 trong năm 2013 và thứ 6 trong năm 2014. Lý do được đưa ra là nhờ chương trình bình ổn giá mà địa phương này thực hiện, giúp giá lương thực, thực phẩm may mặc, đồ uống thuốc lá không tăng đột biến. Tuy nhiên, nhóm giáo của TP HCM vẫn cao nhất nước và cao hơn 70% so với Hà Nội.

Chỉ số giá sinh hoạt theo không gian của các địa phương so với Hà Nội

  2010 2011 2012 2013 2014
Hà Nội 100 100 100 100 100
TP HCM 101,2 100,84 99,7 97,8 96,86
Hải Phòng 91 91,48 91,53 93,89 94,88
Nghệ An 85,11 85,31 84,9 86,92 86,49
Đà Nẵng 92,04 91,93 92,42 94,29 93,53
Huế 86,65 86,52 88,5 91,47 91,55
Cần Thơ 92,27 90,88 89,82 89,24 89,33

Nguồn: GSO. Đơn vị: %

Mặc khác, giá cả tại các tỉnh Điện Biên, Sơn La, Lai Châu lại đang có xu hướng tăng trong thời gian gần đây, nhất là ở nhóm lương thực, thực phẩm, vật liệu xây dựng và giao thông. Riêng nhóm giao thông tại các tỉnh này luôn cao hơn Hà Nội 2-8%.

Nếu tính theo vùng, Tây Bắc là địa phương có chỉ số giá theo không gian cao nhất, tiếp đến là Đông Nam Bộ. Ngược lại, vùng Đồng bằng sông Cửu Long là nơi có điều kiện địa lý tự nhiên và kinh tế thuận lợi nên chỉ số SCOLI thấp nhất và đang có xu hướng giá ngày càng rẻ hơn so với Đồng bằng sông Hồng.

Chỉ số SCOLI của Việt Nam trong giai đoạn 2010 - 2014 được tính dựa trên giá của 1.581 mặt hàng từ điều tra giá tiêu dùng 3 kỳ một tháng tại 63 tỉnh, thành. Báo cáo của Tổng cục Thống kê chọn Hà Nội là gốc để so sánh tỉnh và Đồng bằng sông Hồng làm gốc so sánh vùng. Đây là thành phố và vùng có số lượng hàng hóa dịch vụ tiêu dùng phong phú, bao trùm đủ các nhóm hàng cấp cơ sở đảm bảo áp dụng được phương pháp so sánh giá không gian.

Phương Linh

 



Bài viết khác:

Dân chơi Sài Gòn trang điểm Suzuki Raider

Người nước ngoài tìm đến Việt Nam làm nông nghiệp

Việt Nam trở thành 'điểm sáng' tiêu thụ bia trong khu vực

Trung Quốc vẫn thua Mỹ trên bảng xếp hạng người giàu

TP HCM dự kiến chi trên 300 triệu USD cho phố mua sắm ngầm

Giá vàng SJC dè dặt tăng theo thế giới

'Kỹ sư không bằng' chế lò xử lý rác thải y tế

Biến rác thải thành dầu công nghiệp

Nhà máy đầu tiên ở VN biến rác thải thành gạch, than, dầu

Doanh nghiệp FDI muốn đầu tư 520 triệu USD xây nhà máy xử lý chất thải công nghệ Plasma tại TPHCM

Đà Nẵng có khu xử lý chất thải rắn không chôn lấp

Hàng tấn cá nổi bất thường trên sông Bà Rén

Phát triển bền vững trước thách thức về môi trường và biến đổi khí hậu

Trẻ em, Phật tử nhặt rác tại danh thắng Tây Thiên

Thách thức trong quản lý sức khỏe môi trường tại Việt Nam