Theo đó, công nghệ tiên tiến này do Mỹ cung cấp là quá trình chuyển đổi các thành phần hữu cơ trong chất thải thành khí tổng hợp với nhiệt độ cao trên 3.000 độ C từ hệ thống đèn plasma trong điều kiện thiếu oxy (sét nhân tạo); chất thải đưa vào không cần phân loại, thời gian xử lý cực ngắn, khép kín, không sinh khói, mùi, tạo ra nhiệt lượng để biến thành điện năng và xỉ (vật liệu xây dựng), không thải ra chất thải để xử lý tiếp.
 |
Văn bản của Văn phòng Chính phủ thông báo chỉ đạo của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải . |
 |
Văn bản khẩn của UBND TPHCM về dự án FDI 100% vốn nước ngoài xử lý chất thải rắn bằng công nghệ Mỹ. |
Công suất xử lý dự kiến khoảng từ 8.000 – 10.000 tấn/ ngày; dự án sẽ hoạt động sau 33 tháng xây dựng tính từ ngày được phê duyệt; thời gian vận hành 50 năm; ký quỹ cho ngân sách thành phố 5 triệu USD; tự cân đối các nguồn đầu vào (từ các chủ nguồn thải) và đầu ra (bán điện và sản phẩm phụ khác). Về dự án này, Bí thư Thành ủy TPHCM Lê Thanh Hải đã chỉ đạo “Cần quan tâm xử lý chất thải bằng công nghệ tiên tiến”.
Sau khi có ý kiến của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải và Bí thư Thành ủy TPHCM Lê Thanh Hải, ngày 20.6, Phó Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Hữu Tín đã có ý kiến chỉ đạo khẩn: “Giao giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tiếp và làm việc trước với Công ty Trisum Green Energy, báo cáo kết quả cho UBND thành phố”.